GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

An ninh


VAI TRÒ NHẬT BẢN TRONG CHIẾN LƯỢC AN NINH ẤN ĐỘ-THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ

Trong chuyến công du Châu Á đầu tiên kéo dài từ ngày 5-14 tháng 11 năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần nhấn mạnh đến cụm từ “Ấn Độ-Thái Bình Dương” (Indo-Pacific) tại các nước mà ông ghé thăm. Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Đà Nẵng, Việt Nam, Tổng thống Donald Trump 10 lần sử dụng thuật ngữ này để chỉ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ông kêu gọi các nước cùng phối hợp phát triển khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng, cởi mở và tự do.



VỀ VỤ BẮN TÊN LỬA XUYÊN LỤC ĐỊA CỦA TRIỀU TIÊN NGÀY 29/11

Sau hai tháng không động tĩnh, ngày 29/11, Triều Tiên tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có tên Hỏa tinh 15. Tên lửa được bắn theo quĩ đạo bắn bổng (Lofted) sau đó rơi xuống vùng biển Nhật Bản tiếp giáp tỉnh Aomori. Truyền thông Triều Tiên tuyên bố tên lửa Hỏa tinh 15 là tên lửa liên lục địa mạnh nhất từ trước đến nay, mang theo đầu đạn siêu lớn, đã bay 950km trong 53 phút và đạt độ cao 4.475km. Hỏa tinh 15 là tên lửa cải tiến của Hỏa tinh 14. Theo các chuyên gia, nếu được bắn theo góc tiêu chuẩn (thay vì theo quĩ đạo bắn bổng như đã thực hiện), Hỏa tinh 15 có thể đạt tầm bắn hơn 13.000km. Trong trường hợp này, theo lý thuyết, toàn bộ lãnh thổ Mỹ, bao gồm cả thủ đô Washington sẽ nằm trong tầm bắn của tên lửa.



NHẬT BẢN ỦNG HỘ MỸ ĐƯA TRIỀU TIÊN TRỞ LẠI DANH SÁCH TÀI TRỢ KHỦNG BỐ

Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang gia tăng chỉ trích chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã đưa nước này trở lại danh sách quốc gia tài trợ khủng bố. Như vậy, sau 9 năm kể từ khi chính quyền Bush đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách vào năm 2008, đến nay Mỹ lại xem Triều Tiên là nước liên tục hỗ trợ cho các hành động khủng bố quốc tế hay nước tài trợ khủng bố. Tổng thống Donal Trump còn cho rằng đáng ra điều này phải làm từ nhiều năm trước đây. Theo đó, 4 nước bị chính phủ Mỹ xem là tài trợ cho khủng bố gồm có Triều Tiên, Syria, Iran và Sudan.



DƯ LUẬN NHẬT BẢN VỀ VỤ THỬ HẠT NHÂN LẦN THỨ 6 CỦA TRIỀU TIÊN

Ngày 3 tháng 9 vừa qua, Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm vụ nổ hạt nhân lần thứ 6 tại khu thử hạt nhân Punggye-ri và là lần đầu tiên kể từ khi tổng thống Donal Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ. Những dữ liệu cho thấy vụ nổ lần này mạnh hơn rất nhiều so với các vụ nổ hạt nhân trước đó. Với cường độ và sức công phá của vụ nổ vượt mức 100 kiloton, các chuyên gia nhận định có thể Triều Tiên đã thử nghiệm bom nhiệt hạch.



TRIỀU TIÊN BẮN TÊN LỬA QUA VÙNG TRỜI NHẬT BẢN

Ngày 29/8, Triều Tiên phóng tên lửa theo hướng Đông từ một khu vực gần Sunan, Bình Nhưỡng, bay qua bầu trời Nhật Bản và rơi xuống bắc Thái Bình Dương, ngoài Vùng Đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, cách mũi Erimo của Hokkaido khoảng 1.180 km. Sau khi tên lửa bắn đi, chính phủ Nhật Bản thông tin khẩn cấp bằng hệ thống cảnh báo tức thời trên toàn quốc, đồng thời kêu gọi người dân khu vực Hokkaido, Đông Bắc, Bắc Kanto tránh nạn. Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố hành động phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản là một mối đe dọa nghiêm trọng, chưa từng có và gây tổn hại lớn đến an ninh, hòa bình khu vực.



NHẬT BẢN TĂNG CƯỜNG PHÒNG VỆ TRƯỚC NGUY CƠ ĐE DỌA TỪ TRIỀU TIÊN

Nhật Bản tỏ ra quan ngại về mức độ nguy hiểm trong những hành động khiêu khích của Triều Tiên. Sách xanh ngoại giao do Nội các Nhật Bản công bố ngày 25/4 xem động thái của Triều Tiên trong thời gian qua là mức đe dọa mới với Nhật Bản và cộng đồng quốc tế. Tiếp đó, Sách Trắng Phòng vệ năm 2017 cũng miêu tả Triều Tiên có những tiến bộ đáng kể trong phát triển vũ khí hạt nhân tới mức có khả năng chế tạo đầu đạn thu nhỏ. Việc Triều Tiên phát triển hạt nhân và tên lửa, cũng như những tiến triển trong khả năng điều khiển tên lửa của nước này, là "mối đe dọa ở mức độ mới".



HỢP TÁC NHẬT BẢN – VIỆT NAM VỀ AN NINH TRÊN BIỂN

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc năm 2017, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản. Tuyên bố tiếp tục khẳng định tăng cường hợp tác về an ninh, an toàn hàng hải như cứu hộ, cứu nạn, chống cướp biển thông qua trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ bờ biển và hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp tàu có vũ trang ở châu Á (ReCAAP). Thủ tướng Shinzo Abe cam kết hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực lực lượng thực thi pháp luật trên biển, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.



TRUNG QUỐC TIẾP TỤC HOẠT ĐỘNG GẦN BIỂN NHẬT BẢN

Ngày 15/7, thông báo của không quân Trung Quốc đăng trên mạng xã hội cho biết: tuần qua không quân nước này đã thực hiện nhiều cuộc diễn tập tầm xa trên biển, điều máy bay ném bom H-6K cùng nhiều máy bay khác bay qua kênh Bashi và eo Miyako để kiểm tra khả năng thực chiến trên biển. Eo biển Miyako nằm giữa 2 hòn đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản, về phía Đông Bắc của Đài Loan.



XUNG QUANH VIỆC TRIỀU TIÊN THỬ NGHIỆM TÊN LỬA XUYÊN LỤC ĐỊA ICBM NGÀY 4/7

Ngày 4/7, Triều Tiên đã phóng thủ tên lửa đạn đạo được xem là có tầm xa nhất từ trước đến nay của nước này và tuyên bố họ đã phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng tấn công Mỹ. Ban đầu Mỹ nhận định đây là tên lửa đạn đạo tầm trung có bệ phóng từ mặt đất (IRBM) nhưng sau đó đã xác nhận tuyên bố của Triều Tiên. Tên lửa được Triều Tiên bắn ra lần này có tên gọi là Hwasong 14, đã đạt tầm bắn 934km, chạm độ cao 2802km và bay trong không gian 37 phút. Tên lửa đáp xuống vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý của Biển Nhật Bản, trở thành tên lửa thứ 6 rơi tại đây kể từ vụ phóng tên lửa Nodong vào năm ngoái.



NHẬT BẢN TRƯỚC VIỆC THAM GIA ĐÀM PHÁN CẤM VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Từ ngày 15-6 đến 7-7, Hội nghị đàm phán về Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã diễn ra tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York với sự tham gia của đại diện gần 130 nước thành viên LHQ và 33 tổ chức phi chính phủ quốc tế. Hội nghị kết thúc tốt đẹp với việc 122 nước bỏ phiếu thuận thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Đây là một điều ước quốc tế có ý nghĩa lịch sử to lớn, quy định cấm một cách toàn diện việc phát triển, thử, chế tạo, sản xuất, chiếm hữu, tàng trữ, chuyển giao, kiểm soát, sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 15
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn