GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Văn hoá


SƠ LƯỢC QUAN NIỆM VỀ VĂN HỌC DU KÝ VIỆT NAM – NHẬT BẢN

Từ vài thập niên trở lại đây, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trở thành một động lực to lớn thúc đẩy sự giao lưu giữa các châu lục, các khu vực và quốc gia trên thế giới. Trong lĩnh vực văn hóa, sự giao lưu và phát triển văn hóa – du lịch đã tạo điều kiện cho loại hình văn học du lịch (travel literature) xuất hiện trở lại. Khởi đầu cho việc nghiên cứu du kí (travel writing), thể loại đặc trưng của văn học du lịch, là cuộc Hội thảo văn học du lịch do GS. Donald Ross chủ trì tại trường đại học Minnesota (Hoa Kì) vào ngày 12 tháng 9 năm 1997. Tiếp sau đó là sự ra đời của Hiệp hội du kí quốc tế ISTW (International Society for Travel Writing) và những cuộc hội thảo quốc tế về du kí được tổ chức hai năm một lần ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy sự quan tâm của của giới phê bình, nghiên cứu cũng như triển vọng của văn học du ký ngày càng lớn.



NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT BẢN QUA HÀNH VI KHEN

Như chúng ta đều biết, khen là một hành động phổ quát mà ngôn ngữ nào cũng có, song lại có những nét đặc trưng phản ánh tâm lý, văn hóa, tính cách của từng dân tộc cụ thể khi thực hiện hành vi khen thể hiện qua chủ đề khen (khen cái gì), đặc điểm giới tính (nam khen thế nào, nữ khen ra sao…), tính quyền lực trong lời khen (vai giao tiếp xã hội của người khen và được khen ảnh hưởng đến cách thức khen như thế nào…), từ ngữ khen (hệ giá trị của mỗi dân tộc). Hành vi khen trong tiếng Nhật và tiếng Việt do đó cũng có những điểm giống và khác nhau cần phải được phân tích để người Nhật và người Việt khi tham gia giao tiếp tránh mắc lỗi trong giao tiếp.



ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG NHẬT

Khen không những là một hành vi phổ quát, mà còn là một chiến lược lịch sự trong giao tiếp, vì vậy, hành vi này được sử dụng với tần suất cao so với các hành vi khác. Đối với người Nhật, một dân tộc có đặc trưng giao tiếp lấy người nghe là trung tâm của hội thoại, trong giao tiếp, người nói luôn để ý đến trạng thái tâm lý của người nghe để điều chỉnh lời nói của mình, nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất, thì việc sử dụng lời khen lại càng phổ biến. Ta có thể bắt gặp lời khen ở mọi hoàn cảnh, tình huống giao tiếp. Kể cả trong tình huống chê, thì để vớt vát thể diện cho người bị chê, một số lời khen và đánh giá theo chiều tích cực sẽ được đưa ra trước đó như một quy định bất thành văn trong giao tiếp của người Nhật Bản.



CÔNG NGHIỆP DU LỊCH NHẬT BẢN

Chính phủ Nhật Bản nhận thức được rằng, phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp, mà còn là bệ đỡ cho các ngành dịch vụ liên quan như nhà hàng, khách sạn, mua sắm, giải trí và vận chuyển bởi du khách không chỉ mất một hai giờ thưởng ngoạn tại các điểm tham quan, mà họ còn phải ăn uống, ngủ nghỉ, sử dụng máy bay, tàu hỏa, ôtô, đồng thời móc ví mua các mặt hàng lưu niệm và các loại hàng hóa khác tại các trung tâm mua sắm... nên trong những năm gần đây, Cục Du lịch Nhật Bản đã đưa ra rất nhiều cải tổ, như kêu gọi người dân cởi mở hơn với người nước ngoài, sử dụng tiếng Anh trên các phương tiện giao thông, phiên âm tên địa danh ra chữ Latinh.... Đặc biệt để chào đón lượng khách đến Nhật Bản tham gia sự kiện sẽ diễn ra tại Nhật vào năm 2020.



QUI MÔ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CONTENT CỦA NHẬT BẢN

Công nghiệp Conten hay còn được gọi là “Công nghiệp nội dung”, chỉ các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp sản xuất game, điện ảnh, âm nhạc, và ngành xuất bản, các tác phẩm hội họa, văn học, truyền hình, gameshow…, các sản phẩm mang nội dung văn hóa, dù hữu hình, hay vô hình, dù lưu thông hiện thực hay ảo trên mạng internet đều thuộc ngành công nghiệp này. Tại Nhật Bản, theo thống kê của Bộ Kinh tế và Công nghiệp năm 2003, qui mô ngành công nghiệp Content đạt 100 tỷ USD, chiếm 2,2% GDP của Nhật Bản.



CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA NHẬT BẢN: NHÌN TỪ NGÂN SÁCH DÀNH CHO VĂN HÓA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Nhật Bản được thể hiện ở chương 3, điều 8 đến 12, trong “Luật cơ bản thúc đẩy phát triển nghệ thuật và văn hóa” ban hành năm 2001. Đây là những điều khoản dành cho phát triển văn hóa nghệ thuật trong giai đoạn này và được cho những chính sách tập trung vào chấn hưng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản hiện nay.



NHỮNG GỢI MỞ CHO CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CỦA NHẬT BẢN (Phần 2)

Theo thống kê chưa đầy đủ năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam trong năm 2015 đã đóng góp ước đạt 8.039 tỷ USD, chiếm gần  2,68% GDP cả nước. Nếu đạt được tỉ lệ đóng góp cho GDP hàng năm như Nhât Bản (khoảng 7%) thì công nghiệp văn hóa quả là một lĩnh vực thực sự quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Mặc dù vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam vẫn ở dạng tự phát, chưa có chiến lược đồng bộ nhằm hướng tới phát triển bền vững.



NHỮNG GỢI MỞ CHO CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CỦA NHẬT BẢN (Phần 1)

Trong bối cảnh chạy đua kinh tế toàn cầu, công nghiệp văn hóa đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Nhật Bản, công nghiệp văn hóa được xem như một lĩnh vực kinh tế then chốt, tạo ra ưu thế cạnh tranh tổng thể, thúc đẩy sự đổi mới, cũng như tạo sự đa dạng, cân bằng hơn cho nền kinh tế. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu vai trò của công nghiệp văn hóa qua trường hợp Nhật Bản, từ đó đưa ra một vài gợi mở đối với sự phát triển của công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay.



GIAO LƯU VĂN HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Tăng cường hợp tác, giao lưu trong lĩnh vực văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản có vai trò quan trọng trong bối cảnh hợp tác mới, là phương tiện tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, góp phần xây dựng mối quan hệ “từ trái tim đến trái tim”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masahiko Komura đã từng nhận định: Một trong những yếu tố quan trọng nhất để hiện thực hóa ‘quan hệ đối tác chiến lược’ Việt Nam - Nhật Bản là giao lưu con người.



TRANH LUẬN XUNG QUANH GIÁO DỤC TÔN GIÁO TRONG TRƯỜNG CÔNG CỦA NHẬT BẢN

Từ năm 1930 đến 1945, sự sùng kính tư tưởng Thần đạo ở Nhật đã được giới cầm quyền sử dụng cho mục đích thống nhất ý chí đất nước. Điều này được đưa vào trong tất cả các lớp học từ tiểu học đến các trường đại học. Tình hình đã thay đổi đáng kể do sự thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Việc giáo dục tôn giáo sau Chiến tranh đã được dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: sự tách biệt của tôn giáo và Nhà nước và tự do tôn giáo; tất cả đều đã được ghi rõ trong Hiến pháp. Trong khi giáo dục tôn giáo tại các trường tôn giáo được cho phép, giáo dục tôn giáo trong các trường công lập đã bị hạn chế nghiêm ngặt. Sau đó, Luật Giáo dục cơ bản được ban hành vào năm 1947 và Điều 9 của Luật có nội dung về giáo dục tôn giáo, thái độ khoan dung  đối với tôn giáo và vị trí của tôn giáo trong đời sống xã hội được đảm bảo trong giáo dục.



1 ... 3 4 5 6 7 8 9 10 11 ... 20
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn