GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Xã hội


Cộng đồng ở đô thị Nhật Bản: nguy cơ và giải pháp (Phần 1)

Ở khu vực đô thị, sự tập trung dân cư đông đúc, mật độ dân cư cao dẫn đến ảnh hưởng xấu tới môi trường sống, tắc nghẽn giao thông, môi trường tự nhiên ô nhiễm nặng nề, tất cả những điều này tác động ngược trở lại đến con người. Bên cạnh đó, cộng thêm với sự thay đổi cơ cấu lao động, việc làm, lối sống, dẫn tới con số những người sống độc thân tăng lên, các hộ gia đình hạt nhân cũng tăng, giao tiếp xã hội và sự liên kết giữa những người sống trong cùng một khu vực ngày càng yếu đi.



TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC NHẬT BẢN SAU NĂM 1974

Về cơ bản, tại Nhật Bản, giáo dục là bắt buộc và được miễn phí với trẻ từ 6 đến 15 tuổi. Đất nước này sử dụng 4,5% ngân sách dành cho giáo dục mỗi năm. Song, phụ huynh học sinh cũng đóng góp khoảng 25% chi phí học tập. Hệ thống giáo dục Nhật Bản đa phần là các trường tư thục với 70% số lượng học sinh được tiếp nhận. Trường phổ thông Nhật Bản tiếp nhận trẻ 6 -12 tuổi vào học tiểu học. Tiếp theo là 3 năm trung học với trẻ từ 13-15 tuổi và 3 năm phổ thông trung học với trẻ từ 15-18 tuổi. Ngoài ra, ở độ tuổi 15, học sinh có thể lựa chọn hình thức giáo dục nghề sơ cấp. Ở độ tuổi 18, thanh thiếu niên có thể lựa chọn hình thức học cao đẳng trong 2 năm hoặc học lên đại học trong 4 năm tiếp theo.



PHỤ NỮ THAM CHÍNH Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY

Tham chính hay nói đầy đủ là tham gia chính trị bao gồm quyền bỏ phiếu, quyền ứng cử, quyền xây dựng và thực hiện các chính sách, tham gia vào bộ máy công quyền, các tổ chức xã hội và hiệp hội trong đời sống chính trị và cộng đồng của một quốc gia. Mặc dù số lượng không nhiều, song hiện nay phụ nữ Nhật Bản đã có mặt ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động chính trị của quốc gia, địa vị chính trị của phụ nữ được nâng cao hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, do những quan niệm có thiên hướng bất bình đẳng giới về lĩnh vực chính trị khiến vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực này ở Nhật Bản mờ nhạt hẳn so với nam giới.



TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VÀ TÁC ĐỘNG TẠI NHẬT BẢN

Tỷ lệ tiêm vắc-xin tại Nhật Bản ở mức thấp do chính phủ nước này thận trọng trong việc tiêm chủng cho người dân. Việc tiêm chủng Pfizer bắt đầu ở Anh vào tháng 12 năm 2020, nhưng ở Nhật Bản thì chậm khoảng hai tháng. Pfizer đã nộp đơn xin phê duyệt tại Nhật Bản vào tháng 12 năm 2020. Các thử nghiệm lâm sàng để tiêm vào bệnh nhân và xác nhận hiệu quả của chúng được tiến hành ở nước ngoài, nhưng ở Nhật Bản, thử nghiệm lâm sàng bổ sung đã được thực hiện thêm một lần nữa. Từ giai đoạn chấp nhận vắc-xin, phân phối đến tiêm chủng mất khá nhiều thời gian. Hiện tại, Nhật Bản đang xúc tiến chương trình tiêm chủng quy mô lớn ngừa Covid-19, các địa điểm tiêm chủng quy mô lớn ở Tokyo và Osaka đang được mở với sự hỗ trợ của Lực lượng Phòng vệ.



ẢNH HƯỞNG CỦA COVID – 19 ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DU LỊCH NHẬT BẢN

Trước khi COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, ngành du lịch Nhật Bản đã chứng kiến ​​sự bùng nổ về số lượng khách du lịch quốc tế vượt trội so với những thập kỷ trước. Số lượng khách gần như tăng gấp ba lần từ năm 2013 đến năm 2018, đạt ở mức 31 triệu du khách. Thị phần khách du lịch quốc tế trong tổng chi tiêu du lịch nội địa của Nhật Bản tăng từ 4,7% năm 2009 lên 17,3% năm 2018[1], đánh dấu bước đột phá quan trọng của ngành công nghiệp du lịch của nước này. Tuy nhiên, số lượng du khách quốc tế đã giảm kể từ đầu năm 2020 do đại dịch COVID-19, thực tế đến nay gần như không có khách du lịch tới Nhật Bản.



MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM NHẬT BẢN ỨNG PHÓ VỚI GIẢM DÂN SỐ

Trong tiến trình phát triển, loài người tất yếu sẽ trải qua quá trình quá độ dân số, và ở nửa cuối của quá trình này, bước vào giai đoạn già hóa dân số khi tỉ lệ người già trên 65 tuổi chiếm trên 7% dân số (Theo phân loại của Cowgill và Homes (1970), khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 7%-9,9% tổng dân số thì gọi là “già hóa”, chiếm từ 10%-19,9% thì gọi là “già”, còn từ 20%-29.9% được gọi là dân số “rất già”, 30% dân số trở lên gọi là “siêu già”. Các nước phương Tây và Nhật Bản đã đi trước Việt Nam cả nửa thế kỷ “già hóa dân số”. Bởi vậy, “già hóa” cũng có thể được xem như một hệ quả tất yếu của sự phát triển.



MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI VẤN ĐỀ GIẢM DÂN SỐ Ở NHẬT BẢN

Từ năm 2008, Nhật Bản đã bước vào “Thời đại giảm dân số” với những hệ lụy trầm trọng về kinh tế, xã hội được dự báo trong tương lai gần như: giảm quy mô của nền kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng bảo hiểm xã hội và cuối cùng là nguy cơ tồn vong của chế độ… Nguyên nhân chính của giảm dân số là do giảm tỉ lệ sinh, giảm thiểu trẻ em. Có thể thấy tổng tỉ suất sinh đặc thù đã giảm liên tục từ sau năm 1974 và luôn nằm dưới mức sinh thay thế. Năm 2005 đã đánh dấu mức sinh thấp nhất trong lịch sử Nhật Bản, giảm xuống còn 1,26 người con/vòng đời người phụ nữ; Năm 2014 được nâng lên là 1,42 và hiện nay đang có xu hướng tiếp tục tăng nhẹ, tuy nhiên vẫn nằm dưới ngưỡng thay thế. Năm 2019 được gọi là “cú sốc 860 nghìn”, ám chỉ số trẻ em ra đời lần đầu tiên rơi xuống mức dưới 900.000 người, tổng tỉ suất sinh đặc trưng của năm 2019 cũng giảm xuống chỉ còn 1.36.



MỘT SỐ HỆ LỤY TỪ VẤN ĐỀ DÂN SỐ Ở NHẬT BẢN

Giai đoạn 1990 đến nay, Nhật Bản bước vào thời kỳ hậu quá độ dân số với tốc độ tăng dân số chậm chạp, và từ năm 2008 bắt đầu suy giảm dân số tự nhiên. Theo thống kê dân số của Cục thống kê, Bộ Nội vụ Nhật Bản, từ năm 2008 đến 2014 diễn ra sự suy giảm dân số ở 40 tỉnh, và chỉ có 7 tỉnh tăng dân số. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số ở 7 tỉnh này đều là gia tăng mang tính xã hội, do sự dịch chuyển lao động đem lại, chứ không phải gia tăng tự nhiên. Trong khi đó, tại 40 tỉnh sụt giảm dân số thì có tới 38 tỉnh suy giảm dân số tự nhiên. Từ năm 2015 đến 2020 có 46 tỉnh giảm dân số, trừ Okinawa, và dự báo từ 2020-2025 sự suy giảm dân số diễn ra trên toàn quốc, bao gồm cả Okinawa. Còn theo dự báo của Viện Nghiên cứu vấn đề dân số và bảo hiểm xã hội Quốc Gia, tổng dân số Nhật Bản năm 2040 sẽ thấp hơn năm 2010, tốc độ suy giảm dân số sẽ diễn ra nhanh với 5%/năm tại 22 tỉnh.



SỰ BIẾN ĐỔI DÂN SỐ VÀ GIA ĐÌNH Ở NHẬT BẢN TỪ 1990 ĐẾN NAY (Phần 2)

Theo thống kê của Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản, vào năm 2016, có 21.180 cuộc hôn nhân quốc tế đã diễn ra ở Nhật Bản, so với tổng số cuộc hôn nhân được thống kê cùng năm (625.000 cuộc), thì cứ 29 đám cưới ở Nhật Bản, lại có 1 đám cưới giữa người Nhật và người ngoại quốc. Nếu so sánh với Nhật Bản những năm 1965, thì số cuộc hôn nhân quốc tế đã tăng mạnh (năm 1965 chỉ có 4.156 cuộc hôn nhân quốc tế, chiếm tỉ lệ 1/230 so với tổng số cuộc hôn nhân). Các cuộc hôn nhân quốc tế ở Nhật Bản tăng mạnh từ những năm 1980 đến nửa đầu thập niên 2000, sau đó giảm cho đến nay.



SỰ BIẾN ĐỔI DÂN SỐ VÀ GIA ĐÌNH Ở NHẬT BẢN TỪ 1990 ĐẾN NAY (Phần 1)

Nhật Bản đạt được tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất vào những năm 1970, sau đó, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh và duy trì ở mức dưới 1%/năm (có lúc chỉ còn 0,3%/năm) trong suốt những thập niên 1980, 1990 và đầu 2000. Năm 2008, Nhật Bản đạt đỉnh dân số với 128.080.000 người, sau đó dân số liên tục giảm cho đến nay, và dự báo đến 2050, dân số Nhật Bản chỉ còn khoảng 86.740.000 người, đến năm 2100 còn chưa đầy 50 triệu người.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 31
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn